Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng muối dùng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Muối có trong bánh quy, bánh mì, khoai tây chiên và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác. Do vậy cách tốt nhất để kiểm soát lượng muối dùng là tự chế biến món ăn và cố gắng giảm lượng muối. Nếu dùng muối quá nhiều, bạn có thể gặp những rắc rối sức khỏe như dưới đây:
Loét và ung thư dạ dày
Nitrat có trong muối có thể gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều muối có thể kích thích niêm mạc dạ dày. Cũng không loại trừ nguy cơ bạn bị loét dạ dày.
Tổn thương thận
Muối ảnh hưởng tới thận theo nhiều cách. Trước tiên, nó làm tăng gánh nặng cho thận. Ngoài ra, giữ nước có thể làm suy yếu các mạch máu trong thận. Sử dụng muối quá nhiều trong thời gian dài có thể gây suy thận
Làm chậm hoạt động não
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sử dụng quá nhiều muối có thể ảnh hưởng tới hoạt động não và một số khả năng nhận thức. Nó thậm chí có thể gây ra chứng mất trí.
Ảnh hưởng tới lượng đường huyết
Nếu bạn bị tiểu đường, thừa muối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường huyết.
Ảnh hưởng tới xương
Bạn có thể bị mất canxi trong xương nếu ăn quá nhiều muối. Điều này cũng có thể dẫn tới chứng loãng xương.
Tăng huyết áp
Cơ thể cần nước để hoà tan muối. Do đó thừa muối sẽ khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng tới thể tích máu và nếu kéo dài huyết áp có thể tăng
Tăng nguy cơ đột quỵ
Khi huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ và một số bệnh tim mạch khác sẽ tăng đáng kể.
Gây béo phì
Mặc dù không có mối liên quan trực tiếp, nhưng thực phẩm nhiều muối khiến bạn uống nhiều nước hơn. Khi bạn lựa chọn những đồ uống có đường, lượng calo hấp thu sẽ tăng và bạn có nguy cơ tăng cân, béo phì. Ngoài ra, do giữ nước, cơ thể bạn bắt đầu phát phì.
BS Cẩm Tú
(Theo Boldsky/Univadis)